Trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng luôn cần có người đảm nhiệm vị trí kế toán tổng hợp để bao quát toàn bộ dữ liệu kế toán – tài chính, nắm bắt các công việc từ báo cáo tài chính, báo cáo thuế cho đến những việc nhỏ như xuất hóa đơn điện tử, tính và nộp các loại thuế, bảo hiểm,… Khối lượng công việc của kế toán theo đó cũng rất nhiều, đôi khi dẫn đến việc doanh nghiệp nộp thuế môn bài thừa. Lý do có thể là do nhầm bậc thuế hoặc chuyển nhầm số tiền phải nộp. Vậy khi phát hiện nộp thừa thuế môn bài thì cách xử lý là gì? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau.
Tiền thuế môn bài được coi là nộp thừa khi người nộp thuế có số tiền thuế môn bài đã nộp lớn hơn số tiền phải nộp theo quy định trong thời hạn 10 năm tính từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước (Thông tin căn cứ theo Điều 33, Điều 58 và Điều 59 Thông tư 156/2013/TT-BTC)
1. Việc xử lý số tiền thuế, tiền nộp chậm, tiền phạt nộp thừa được thực hiện như sau:
– Bù trừ với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc còn phải nộp của cùng loại thuế.
– Bù trừ tự động với số tiền phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo của từng loại thuế có chung nội dung kinh tế theo mục lục ngân sách nhà nước.
– Gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được giải quyết.
Hồ sơ hoàn thuế, thủ tục giải quyết hồ sơ hoàn thuế, thủ tục hoàn trả tiền thuế bù trừ với khoản thu ngân sách nhà nước được thực hiện theo hướng dẫn tại Chương VII Thông tư 156/2013/TT-BTC.
Theo công văn số 4586/CT-TTHT ngày 28/01/2019 của Cục Thuế Hà Nội về lệ phí môn bài, hồ sơ hoàn các loại thuế, phí khác bao gồm:
– Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT;
– Các tài liệu kèm theo khác (nếu có).
Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế kê khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp thì phải lập hồ sơ khai bổ sung. Nếu số tiền thuế đã nộp lớn hơn nghĩa vụ thuế cần nộp thì sẽ được bù trừ vào số thuế phải nộp của kỳ sau hoặc được hoàn thuế.
Như vậy, nếu doanh nghiệp nộp thừa thuế môn bài thì sẽ được bù trừ sang các khoản thuế cùng loại, không được bù trừ từ loại thuế này sang loại thuế khác.
2. Xử lý thuế môn bài nộp thừa
Khi doanh nghiệp nộp thừa thuế môn bài, kế toán thực hiện điều chỉnh số thuế nộp thừa sang một loại thuế khác để tiện cho việc bù trừ với loại thuế mà dự kiến phải nộp.
Lấy ví dụ là thuế Thu nhập doanh nghiệp. Sau khi điều chỉnh thuế môn bài nộp thừa sang thuế TNDN, đến khi tạm nộp thuế TNDN, bạn trừ khoản thuế nộp thừa này hoặc trừ vào chỉ tiêu E1 trên tờ khai quyết toán thuế.
- Thu nhập từ đầu tư vốn có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
- The 12 Best Gaming Laptops Under $1000 For 2023
- Chữ ký số trên hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
3. Những điều cần biết về thuế môn bài
Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Thuế môn bài được thu hàng năm. Mức thu phân theo bậc, dựa vào số vốn đăng ký hoặc doanh thu của năm kinh doanh kế trước hoặc giá trị gia tăng của năm kinh doanh kế trước tùy từng nước và từng địa phương.
– Thuế trực thu: là loại thuế mà cá nhân nộp thuế thu nhập về khoản tiền kiếm được do sức lao động, tiền cho thuê tài sản, tiền thu được từ cổ phiếu hay lãi suất. Các doanh nghiệp nộp thuế lợi tức được tính theo mức lợi nhuận có thể bị đánh thuế của họ sau khi đã trừ đi chi phí. Các doanh nghiệp cũng thay mặt cho những người làm công cho họ nộp tiền đóng góp vào bảo hiểm quốc gia.
– Thuế gián thu: là loại thuế đánh vào việc tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Nguồn thu nhập thuế gián thu quan trọng nhất là thuế giá trị gia tăng (VAT). Trên thực tế đó là thuế đánh vào hàng bán (khác với thuế tiêu thụ được thu vào điểm bán hàng cuối cùng, đối với người tiêu dùng thì VAT được thu ở những giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất).
– Thuế định ngạch: là đánh một lượng cố định vào tất cả các đối tượng thu của sắc thuế. Ví dụ: thuế cầu đường, lệ phí sử dụng dịch vụ sân bay.