Quy hoạch phát triển điện mặt trời quốc gia được quy định tại Điều 4 Quyết định 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển dự án điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Quy hoạch phát triển điện mặt trời bao gồm: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và các quy định cụ thể. Tại bài viết sau đây cùng Intech Energy tìm hiểu.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về phát triển dự án điện mặt trời nối lưới, dự án điện mặt trời mái nhà và ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời nối lưới và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam (sau đây viết tắt là Hợp đồng mua bán điện mẫu).
Quy hoạch phát triển điện mặt trời quốc gia được quy định tại Điều 4 Quyết định 11/2017/QĐ-TTg
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia phát triển dự án điện mặt trời tại Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Bên mua điện là Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc đơn vị thành viên được ủy quyền.
2. Bên bán điện là tổ chức, cá nhân có giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện từ các nhà máy điện mặt trời nối lưới; tổ chức, cá nhân có dự án điện mặt trời trên mái nhà bán lượng điện dư cho Bên mua điện.
3. Ngày vận hành thương mại là ngày một phần hoặc toàn bộ nhà máy điện mặt trời nối lưới sẵn sàng bán điện cho Bên mua điện và thỏa mãn các điều kiện sau: (i) Nhà máy điện hoàn thành các thử nghiệm ban đầu đối với một phần hoặc toàn bộ của nhà máy điện mặt trời nối lưới và các trang thiết bị đấu nối; (ii) Nhà máy điện mặt trời nối lưới đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện; (iii) Bên bán điện và Bên mua điện chốt chỉ số công tơ để bắt đầu thanh toán.
4. Wp, KWp, MWp là đơn vị đo công suất điện một chiều của tấm pin mặt trời quang điện sản xuất tại điều kiện tiêu chuẩn và được nhà sản xuất công bố.
5. Tiềm năng điện mặt trời lý thuyết là tiềm năng điện mặt trời được xác định trên cơ sở bức xạ mặt trời theo lý thuyết.
6. Tiềm năng điện mặt trời kỹ thuật là tiềm năng điện mặt trời có thể triển khai xây dựng và vận hành dự án điện mặt trời trên cơ sở điều kiện kỹ thuật và công nghệ hiện tại.
7. Tiềm năng điện mặt trời kinh tế là tiềm năng điện mặt trời có thể triển khai khai thác dự án hiệu quả, đem lại lợi nhuận hợp lý cho chủ đầu tư.
Bên mua điện là Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc đơn vị thành viên được ủy quyền
Điều 4. Quy hoạch phát triển điện mặt trời quốc gia
Quy hoạch phát triển điện mặt trời quốc gia được quy định tại Điều 4 Thông tư 16/2017/TT-BCT quy định phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành như sau:
Quy hoạch điện mặt trời Quốc gia: chỉ lập một lần duy nhất
Quy hoạch điện mặt trời Quốc gia: chỉ lập một lần duy nhất, các lần cập nhật điều chỉnh bổ sung sau được thực hiện khi lập điều chỉnh, bổ sung quy hoạch điện lực Quốc gia. Việc lập, phê duyệt và công bố quy hoạch phát triển điện mặt trời quốc gia được quy định tại Điều 5, Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam (Quyết định số 11).
>>Xem thêm: