Chống thấm lộ thiên là một cách chống thấm được sử dụng cho các năm gần đây như là sử dụng cho ban công, mái, sân thượng… Tuy nhiên, việc chống thấm này cần phải bền màu trước thời tiết, chịu được những thay đổi từ nhiệt độ bên ngoài. Vì vậy, cần tìm cách để chống thấm lộ thiên một cách hiệu quả. Hãy theo dõi bài viết của https://dothiweb.com/ để có cách chống thấm lộ thiên sàn mái triệt để và hiệu quả nhé!
1. Tìm hiểu về chống thấm lộ thiên
Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu chống thấm lộ thiên là gì? Chống thấm lộ thiên là quá trình thi công lớp chống thấm ở bề mặt trên cùng của công trình xây dựng mà không có lớp bảo vệ nào.
Ưu điểm của chống thấm lộ thiên: giúp cho bề mặt thi công được láng mịn, sạch sẽ, không dễ bong tróc và có thể dễ dàng vệ sinh. Chống thấm lộ thiên là một biện pháp được đánh giá là rất tốt vì sơn dày không hấp thụ nhiệt độ lại chống được tia UV. Vì vậy, sẽ giảm nhiệt cho công trình thi công được bền dưới những ảnh hưởng bất thường của thời tiết.
Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm thì chống thấm lộ thiên cũng còn những điều hạn chế. Việc sử dụng chống thấm lộ thiên sẽ làm cho công trình thi công có nguy cơ rủi ro hư hại cao hơn nếu lớp sơn được sử dụng không đảm bảo chất lượng. Bề mặt chống thấm luôn phải chịu ma sát, nhiệt độ cao từ mặt trời hay mưa ( trong mưa có các ion axit ), đặc biệt là sự phá hoại cao của tia UV sẽ làm cho lớp chống thấm hư hại cao hơn.
Với những ưu và nhược điểm như vậy, thì thời gian thi công chống thấm liệu có dễ dàng thực hiện không? Câu trả lời là có. Chống thấm lộ thiên không cần chắp vá hay đục đẽo, sản phẩm chống thấm được bám trực tiếp trên bề mặt thi công, sau một thời gian thì lớp này tự dưỡng và sau 24 giờ thì xả nước để kiểm tra độ bám.
2. Vậy có nên chống thấm lộ thiên hay không?
Chống thấm lộ thiên phụ thuộc vào điều kiện thi công là chủ yếu. Một công trình mới thì nên sử dụng chống thấm lộ thiên để lớp bảo vệ được ổn định và chắc chắn hơn. Việc sử dụng cách chống thấm này còn giúp dễ dàng thiết kế không gian phía trên. Còn đối với việc sửa chữa nhà cũ muốn dễ làm hơn mà không thể đục đẽo thì có thể sử dụng cách chống thấm này. Nhưng việc chống thấm này khá là tốn chi phí, tuy là công sức bỏ ra sẽ ít hơn.
>> Bài viết nổi bật: 3 thiết kế phòng khách kết hợp phòng thờ đẹp cho mọi nhà
3. Đặc điểm của sơn chống thấm công trình lộ thiên
Sơn chống thấm được dùng trong công trình lộ thiên là những sản phẩm sơn dùng để ngăn được sự thấm nước, và có thể ngăn chặn được những tác động ảnh hưởng từ nhiệt độ bên ngoài. Sử dụng loại sơn này sẽ bảo vệ được tường trong, tường ngoài, mái nhà,…không bị thấm nước. Đặc biệt, sử dụng sơn chống thấm lộ thiên còn góp phần tăng thêm tuổi thọ cho công trình.
4. Tính năng của sơn chống thấm lộ thiên
● Là loại sơn có khả năng chống thấm vượt trội, là một loại sơn được kết hợp từ nhiều ưu điểm tuyệt vời nhất của các loại sơn khác.
● Đây là loại sơn có độ bám dính cực tốt trên các bề mặt khác nhau như kim loại, đá, sắt, bê tông, hay là xi măng…
● Việc quét lên một lớp sơn lộ thiên sẽ ngăn chặn tối đa tình trạng mọc rêu khiến bề mặt không dễ trơn trượt, hoen ố hay là mốc.
● Khi được sử dụng trong thời gian dài công trình sẽ rất bền và không bị bong tróc hay rạn nứt.
● Có chống thấm nước vô cùng hiệu quả đối với bề mặt sân thượng, bề mặt sàn mái hay các bức tường.
● Có độ đàn hồi cao, thì công nhanh chóng.
● Không chứa các chất độc hại, an toàn cho sức khỏe của con người và môi trường.
● Có khả năng chống tia UV cao, Khả năng chịu nhiệt tốt
● Tăng tuổi thọ cho công trình xây dựng lên đến 20 năm. Vì được sử dụng sơn chống thấm lộ thiên tăng độ bám dính và ổn định.
5. Quy trình thực hiện sơn chống thấm lộ thiên
Bước 1: Làm phẳng trơn bề mặt
● Nền bê tông phải được để trên 28 ngày và được làm phẳng, bảo dưỡng cẩn thận.
● Loại bỏ bụi bẩn, các mảng bám, dầu, độ ẩm khỏi lớp nền này.
● Có độ PH thích hợp nhất cho bê tông từ 7-8 và có độ ẩm dưới 8%.
Bước 2: Trét vữa
● Trong quá trình kiểm tra nếu có vết nứt, rãnh nào thì kịp thời trám, trét vữa kín. Đồng thời, dùng máy mài sắc để loại bỏ lớp nền cũ thay thế bằng lớp mới.
Bước 3: Sơn một lớp lót
● Cần phủ một lớp sơn mỏng nhẹ để tạo độ bám chắc và dính tốt đối với lớp phủ ở ngoài. Lớp phủ này còn có độ bền cao và kháng nước khá tốt nên chống thấm rất hiệu quả.
● Sử dụng tỷ lệ 0,1~0,2 kg/m2 và sử dụng máy phun chuyên dụng hay chổi quét, con lăn để phủ thêm 1-2 lớp, tăng sự bám dính và giúp công trình bền lâu với thời gian.
● Ngoài ra, còn khuyến khích sơn lại sau 4 giờ và ở nhiệt độ là 25°C.
Bước 4 : Tiến hành sơn lớp sơn chống thấm phủ thứ nhất
● Sơn một lớp sơn phủ Polyurethane khi lớp lót Primer đã khô thường là 1 giờ đồng hồ. Lớp sơn khô nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiệt độ của bên ngoài.
● Sử dụng máy khuấy để trộn và lưu ý trong quá trình trộn cần để tốc độ chậm và trộn đều, tránh khuấy ngập sâu hỗn hợp để dòng khí không bị cuốn vào.
● Đổ từ từ lên mặt sàn sơn phủ Polyurethane sau đó trải rộng ra bằng dụng cụ gạt sàn chỉ với độ dày từ 1-2mm.
● Cần thi công tại chân tường trước.
● Tiếp theo là thi công lớp phủ sơn phủ Polyurethane với thời gian không quá 30 phút.
● Để phá bọt trên bề mặt thì cần sử dụng rulo khi thi công xong.
Bước 5: Sơn chống tia UV – đây là bước phủ hoàn thiện.
Sơn chống tia UV là loại sơn khá là cần thiết trong hầu hết các công trình lộ thiên. Loại sơn này có thể dùng để bảo vệ lớp phủ của sơn Polyurethane và nhằm hạn chế một cách tối đa khả năng phá hoại của tia UV. Cách để thực hiện là chúng ta đợi sơn Polyurethane khô sau khoảng 24h sau đó sẽ dùng máy phun chuyên dụng phun sơn chống tia UV lên bề mặt cần thi công.
Bước 6: Kiểm tra và hoàn thiện.
Sau khoảng một ngày chúng ta có thể kiểm tra xem công trình thi công đã được hoàn thiện hay chưa bằng cách thử bơm nước. Nếu nước rỉ xuống thì cần phải xem xét và xử lý kịp thời. Còn nếu không rỉ nước thì công trình thi công lộ thiên của bạn đã được hoàn thiện đảm bảo chất lượng rồi đó.
Trên đây là những ưu nhược điểm và các bước thực hiện công trình chống thấm lộ thiên sàn mái. Tuy tốn kém chi phí nhưng nó sẽ giảm được sức lực bỏ ra. Và đối với nhu cầu của xã hội ngày nay thì việc chống thấm lộ thiên cho công trình đang được áp dụng phổ biến. Nếu còn có những thắc mắc về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi và chúng tôi sẽ phản hồi cho bạn sớm nhất nhé!
> Xem thêm về bảng giá sơn chống thấm mới nhất tại: