Vải địa kỹ thuật cốt sợi thủy tinh trên thực tế vẫn là một thuật ngữ xa lạ với không ít người. Hầu hết chúng ta đều không biết nhiều về khái niệm, đặc điểm cũng như công dụng của loại vải này. Vậy hãy để Ngọc Phát giúp bạn đọc hiểu thêm về vải địa kỹ thuật.
Tìm hiểu chi tiết về vải địa cốt sợi thủy tinh
Thế nào là vải địa kỹ thuật cốt sợi thủy tinh?
Vải địa kỹ thuật cốt sợi thủy tinh còn được nhiều người biết đến thông qua tên gọi khác là GLASGRID, hay vải địa kỹ thuật không dệt. Nhiều người khi mới nghe qua đều tưởng đây là một loại vải, song trên thực tế, đây lại là tên gọi của một loại lưới có độ bền cao được cấu thành từ các sợi thủy tinh. Được biết trong sợi thủy tinh có đến trên 90% nguyên tử Cacbon đã được kiểm soát chặt chẽ bởi quá trình nhiệt phân nguyên liệu ban đầu.
Vải địa kỹ thuật cốt sợi thủy tinh sẽ được bọc thêm một lớp nhựa đặc biệt hoặc một lớp bitum sau khi dệt xong nhằm mục đích liên kết, bảo vệ bó sợi. Đồng thời, lớp bọc này cũng có tác dụng làm tăng khả năng chịu kéo, chịu nhiệt cho lưới sợi cốt thủy tinh. Trên thực tế, loại vải này được sử dụng phổ biến trong các dự án làm đường, sân bay, đặc biệt là khi nâng cấp, cải tạo nền.
Thực tế, vải địa kỹ thuật từ cốt sợi thủy tinh được đánh giá cao với nhiều ưu điểm như:
-
Mang đến hiệu quả cao trong việc giảm giảm khả năng bị nứt, bị lún cho lớp bê tông Asphalt.
-
Sử dụng lưới sợi cốt thủy tinh giúp đường bê tông Asphalt tăng tuổi thọ gấp 2 lần.
-
Giúp tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian bảo trì bề mặt đường.
-
Quá trình thi công đường bằng lưới sợi cốt thủy tinh được đánh giá là nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều.
Lưới địa kỹ thuật cốt sợi thủy tinh với nhiều ưu điểm
Vải địa kỹ thuật cốt sợi thủy tinh được ứng dụng như thế nào?
Thực tế thì trong những năm gần đây, vải địa kỹ thuật cốt sợi thủy tinh ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Đặc biệt, loại vải địa kỹ thuật này luôn được ưu tiên trong các công trình giao thông, công trình công nghiệp hoặc hàng không. Lý do là bởi nó sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội như có độ bền cao, trọng lượng nhẹ, khả năng kháng nứt ở môi trường có nhiệt độ cao cũng như khả năng kháng hóa chất.
Lưới địa kỹ thuật cốt sợi thủy tinh được các chuyên gia đánh giá là đặc biệt thích hợp để cải tạo, nâng cấp đường sân bay, đường cao tốc cũ với nền mặt đường được làm từ bê tông Asphalt. Tuy nhiên, việc thi công lưới địa kỹ thuật cốt sợi thủy tinh cũng cần phải đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật mới có được hiệu quả cao.
Quy trình thi công lưới địa kỹ thuật cốt sợi thủy tinh
-
Bước 1: Chuẩn bị vải địa kỹ thuật bằng cách bóc lớp nilon bao quanh trước khi sử dụng. Người dùng cần lưu ý là tuyệt đối không để bề mặt lưới bị gấp, đồng thời đảm bảo sản phẩm không bị ngấm nước, hóa chất,…
-
Bước 2: Chuẩn bị mặt bằng để thi công, đảm bảo mặt bằng được xử lý bằng phẳng, không chứa đất đá, rác thải hay các vật cản khác trên bề mặt.
-
Bước 3: Tiến hành thi công bằng phương pháp phun bitumen lên bề mặt để tạo độ kết dính giữa bê tông và lưới sợi thủy tinh. Tiếp đó trải vải địa hình lên bề mặt rồi cố định bằng đinh.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến vải địa kỹ thuật cốt sợi thủy tinh mà bạn cần biết. Nếu có nhu cầu mua sản phẩm, đừng quên liên hệ với công ty Ngọc Phát:
Địa chỉ 1: Thôn 5, Xã Nhật Tân, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
Địa chỉ 2: 32 P. Đại Từ, Khu đô thị Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 098 968 66 61
Email: [email protected]
Xem thêm: